OCOP - Tinh Dầu Quế HTX Quế Văn Yên
100.000đ
120.000đ
Giảm 17%Đang được quan tâm
Cây Quế
Tên thường gọi: Quế Thanh, quế Quỳ, nhục quế
Tên khoa học: Cinnamomum loureirii Nees
Họ: Long não (Lauraceae)
Tìm hiểu chung
Tổng quan về cây quế
Quế là một loại cây khá quen thuộc với đời sống, vừa có thể dùng làm gia vị vừa là một vị thuốc từ xa xưa đến nay. Trong chi Cinnamomum có rất nhiều loài quế khác nhau. Trên thế giới, hai loài phổ biến được biết đến là:
Ở Việt Nam, tại các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An cũng có một loài quế quý với tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Bài viết này sẽ chủ yếu đề cập đến loài này.
Đây là một loài cây thân gỗ với lá thường xanh, có quan hệ họ hàng gần với loài ở Trung Quốc hơn so với Srilanka mặc dù thuộc cùng một chi thực vật. Lá có hình trứng hai đầu hẹp lại, hơi nhọn. Hoa màu trắng mọc thành cụm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài.
Vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, thảo mộc dưỡng da… Lá cây có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…
Bộ phận dùng
Thông thường, người ta bóc vỏ (nhục quế) để sử dụng làm thuốc hay gia vị. Trong đời sống, Tinh dầu quế cũng hay được dùng vì mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Việc bóc vỏ hay tiến hành vào các tháng 4-5 và 9-10. Thời gian này cây có nhiều nhựa, dễ bóc vỏ, không sót lòng (nếu bóc sót lòng sẽ bị xem là kém giá trị). Vỏ bóc ở những vị trí khác được phân chia riêng và có các tên gọi khác nhau:
Một cây quế cho trung bình 30kg loại tốt và 10kg loại vừa. Đối với vỏ bóc ở thân và cành to, sau khi thu hái phải đem về ủ. Nếu không ủ, thành phẩm cũng sẽ mất giá trị. Với vỏ ở các cành nhỏ chỉ cần đem phơi khô trong mát.
Dược liệu này cũng có khi được nghiền nát thành dạng bột hoặc ngâm rượu, chế tạo siro để sử dụng.
Thành phần hóa học
Thành phần quan trọng nhất trong loài cây này là tinh dầu. Ở quế Việt Nam, tinh dầu chiếm khoảng 1–5%, trong đó có khoảng 95% aldehyd cinnamic.
Đối với Tây y hay thị trường quốc tế, người ta thường căn cứ vào tỷ lệ tinh dầu trong dược liệu này mà phân định loại tốt hay kém.
Tác dụng
Quế có tác dụng gì?
Trong Tây y, tác dụng của quế gồm kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
Trong Đông y, công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường v.v… Tuy nhiên, một số người dùng đã gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng một mình.
Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu.
Đánh giá và nhận xét của OCOP - Tinh Dầu Quế HTX Quế Văn Yên
0 đánh giá