1. Vật liệu gói bọc hàng hóa:
Tên | Hình ảnh minh họa |
Túi zipper |
|
Mút mềm | |
Ống nhựa | |
Thùng Carton | |
Băng keo | |
Hạt xốp chèn lót | |
Giấy vệ sinh chống thấm | |
Túi nilon đục, dày | |
Giấy Bubble | |
Mút xốp 5cm | |
Khung xương gỗ | |
Thùng xốp 5 cm | |
Mạt cưa | |
Mút thấm nước |
Chèn lót mút xốp xung quanh (06 mặt), cuốn bubble, dán băng keo niêm phong, bỏ vào thùng carton cứng 7 lớp.
Đối với điện thoại mới có hộp
Tắt nguồn
Dùng tấm bọt khí/mút mềm hoặc xốp mỏng độ dày khoảng 1cm bọc sản phẩm
Dán băng keo kín các mép
Bỏ sản phẩm vào thùng xốp nhỏ/carton phù hợp với kích thước sản phẩm
Niêm phong hộp
Đối với điện thoại cũ không có hộp
Tắt nguồn, tháo rời Pin
Gia cố từng bộ phận, linh kiện bằng bọt khí hoặc xốp mềm
Dùng băng keo dán kín các cạnh
Bỏ sản phẩm đã gia cố vào hộp carton dày từ 2 đến 3 lớp
Niêm phong hộp bằng băng keo
Hướng dẫn đóng gói:
Đặt thùng hàng nhà sản xuất ban đầu ở trên vật liệu bọt mềm, ở giữa gói các mép dán, băng keo sát hộp và bọt mềm.
Dùng miếng bọt mềm gói các phụ kiện của máy làm bằng thủy tinh, quấn băng keo, đặt các vật liệu vào hộp của nhà sản xuất, đảm bảo không kênh diện tích thùng, các khoảng trống được lấp đầy.
Quấn bên ngoài thùng hàng nhà sản xuất bằng vật liệu hạt xốp hoặc giấy gói hàng dùng để lấp đầy khoảng trống, tránh chèn chặt làm tức thùng hàng bên trong.
Dùng mút xốp loại dày bọc chặt bốn góc + 1 miếng lên mặt kính của bếp gas, không tận dụng khoảng trống phía dưới bếp để thêm sản phẩm khuyến mãi sẽ làm vỡ kính bếp.
Dùng Bubble/mút đệm giữa nắp máy xay, đặt máy vào túi của nhà sản xuất, quấn Bubble/mút mềm xung quanh máy (03 lớp), dán mép nối trước khi đặt vào hộp (Lưu ý phần dây điện để phía trên) dán nắp hộp, bọc thêm lớp nylon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
Dùng Bubble/mút quấn phần cối nhỏ của máy xay sinh tố rồi đặt vào lòng của máy bảo đảm đệm chặt, quấn Bubble/mút xung quanh máy kể cả đầu trên và dưới (03 lớp), dán mép nối trước khi đặt vào hộp (đặt tay cầm của máy sinh tố hơi chéo góc hộp), đặt nắp hộp bên cạnh,chính giữa nắp và máy dùng mút xốp để đệm, bảo đảm máy được đệm chặt trong hộp, dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
Dùng Bubble/mút mềm quấn xung quanh nồi (03 lớp), dán mép nối, dán băng keo cố định phần mút phía trên và mút phía dưới nồi trước khi đặt nồi vào thùng, dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
Đặt lại thùng lau, lật đáy thùng lau có bánh xe lên phía trên, dùng 2 miếng lau của thùng che phần bánh xe, dán băng keo cố định trước khi đậy nắp thùng, dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
Dán dây cắm điện của máy lọc nước vào phần trống của thân máy, dùng Bubble/mút quấn xung quanh (kể cả 02 đầu trên và dưới ) thân máy (03 lớp), đặt máy trở vào thùng; dùng mút xốp dày (5cm) chèn chặt bốn góc thùng + miếng mút xốp lên trên máy và đậy nắp thùng, dán nắp hộp, bọc thêm lớp nilon/ Bubble dày để giữ vỏ bọc của nhà sản xuất.
Dùng tấm bọt khí (Bubble 3 lớp)/ mút mềm cuộn kín sản phẩm, lấy băng keo dán các mép và dán chung quanh sản phẩm để cố định sản phẩm và đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ ̣các góc và cạnh.
Khi gói nhiều hàng hoá, bọc riêng từng mặt hàng. Những mặt hàng dễ vỡ cần phải đặt cách nhau và cách các góc, các cạnh, mặt trên và mặt dưới thùng.
Dưới đáy thùng carton độn 01 lớp giấy vụn/ giấy báo/ hạt xốp khoảng 3cm, sau đó đặt từng sản phẩm đã được gói lại vào thùng hàng và chèn các giấy vụn hoặc carton ngăn giữa các sản phẩm tránh va chạm giữa các sản phẩm ( khi đóng gói lại hàng hóa không kênh cao hơn diện tích của thùng sẵn có).
Trên thùng hàng ghi chú hàng dễ vỡ
Hàng đặc: Quấn nắp và đầu cổ chai/lọ bằng băng keo trong để đảm bảo nắp chai/lọ không bật ra. Sau đó quấn giấy vệ sinh cuộn kín xung quanh sản phẩm (5 lớp), không để hở sản phẩm, tiếp theo quấn bubble (02 lớp) từng chai/gói (kể cả hai đầu trên và dưới của sản phẩm), lấy băng keo dán kín các mép xung quanh. Tất cả bỏ vào 1 túi nilon không hở, bỏ sản phẩm vào thùng carton chèn xốp 06 mặt (mút xốp dày 5cm).
Hàng bột: Quấn nắp bằng băng keo trong, sau đó cuộn bubble (2 lớp) từng hộp kể cả hai đầu trên và dưới của sản phẩm, dán băng keo kín các mép xung quanh, bỏ sản phẩm vào thùng carton chèn xốp 06 mặt (mút xốp dày 5cm).
Lưu ý:
Nếu có nhiều sản phẩm đi trong 1 bưu gửi: Ngoài việc sử dụng thùng carton có chèn mút xốp 06 mặt phải có vách ngăn để giữ cố định từng sản phẩm tránh bị va đập.
Nắp thùng carton phải được đóng sát với lớp mút xốp chèn lót không để hở tránh bị lắc/kêu lọc xọc.
Khi đóng chai lọ vào trong túi nhựa không hở, Người bán cần đóng gói cùng các vật liệu có khả năng thấm hút tốt như mùn cưa, vật liệu polyme hút nước.
Khi đóng gói các túi nhựa vào hộp chứa (bằng nhựa có nắp kín), cần sử dụng các vật liệu chèn có tính đàn hồi để ngăn cách giữa các túi với nhau. Lấp đầy các khoảng trống bằng bọt xốp hoặc giấy xốp hơi để cố định các chai lọ trong suốt quá trình vận chuyển.
Đóng hàng hóa (hộp nhựa) vào các thùng gỗ hoặc thùng xốp (dày 5cm) chịu lực để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển ( Đối với hàng nước đóng thùng mút xốp chỉ chứa tối đa 10 – 15kg/bưu gửi).
Lưu ý: các hộp nhựa chứa hàng chất lỏng phải được giữ cố định trong thùng xốp/gỗ. Cần thiết dán ít nhất 1 nhãn ghi chú cảnh báo hàng chai lọ chứa chất lỏng dễ vỡ và hướng đặt hàng hóa.
Quần áo (trừ quần áo có đính đá, hạt cườm… dễ vỡ dập nát khi có hàng nặng đè lên), tấm trải giường, màn, chăn, gối…
Sản phẩm được bỏ trong bao nilon dày, dai (tránh màu đen mất thẩm mỹ), đục (không thấy nội dung bên trong), niêm phong bằng dụng cụ ép nhựa (không mở được và gắn lại được).
Cuộn tròn sản phẩm lại rồi cho vào ống nước (chất liệu nhựa) hoặc cuộn tranh, bản đồ… với các ống tròn bằng bìa carton cứng. Sau đó bịt kín 2 đầu bằng băng dính.
Bọc nilon chống nước: dùng các túi nilon đóng gói từng quyển sách hoặc tạp chí và dán kín miệng lại hoặc có thể dùng các loại nilon chuyên dụng quấn kín từng tập một.
Dùng dây hoặc băng keo buộc cố định xung quanh các tập hoặc kiện để đảm bảo không bị xê dịch, nhàu nát hoặc bẩn trong quá trình vận chuyển.
Sử dụng các loại vật liệu bao bì như carton, bao tải hoặc các loại vật liệu nilon khác để bao bọc bên ngoài và dùng băng keo dán kín lại.
Như các loại mỹ phẩm (thỏi son, hộp phấn, chì kẻ mắt...), hàng phụ kiện thời trang (dây đeo cổ, vòng, lắc...), hàng linh kiện điện tử (USB, chuột, thẻ nhớ,...):
Bỏ hàng vào túi Bubble, dùng băng keo quấn chặt mép túi, sau đó bỏ vào túi nilon loại dày/ phong bì có tráng nilon chống nước hoặc hộp carton vừa kích thước hàng hóa.
Niêm phong túi, phong bì, hộp bằng băng keo niêm phong.
Lưu ý: Nắp thùng carton phải được đóng sát với lớp mút xốp chèn lót không để hở tránh bị lắc/kêu lọc xọc.
Đối với các loại rau củ quả và trái cây cần gửi vận chuyển đi nhanh, bạn nên chú ý đóng gói trong thùng xốp, thùng carton hoặc các bao gai để hạn chế va đập trong quá trình vận chuyển. Khi đóng gói, bạn chú ý bọc trái cây trong những loại túi chuyên dụng sau đó xếp cẩn thận vào thùng.
Bên cạnh đó, vật liệu dùng trong đóng gói phải có đủ độ chắc chắn để có thể xếp chồng các kiện hàng lên nhau mà không bị xẹp. Một yêu cầu cho việc đóng gói những mặt hàng này là hàng hóa đóng trong thùng cần phải đảm bảo sự thông thoáng hay khối lượng các kiện hàng chồng lên này không được quá tải. Trái cây tươi không nên bọc trong các túi nilon để tránh bị ủ khí, khiến trái cây bị hư hỏng giảm chất lượng.
Trên mặt bưu gửi thể hiện nhãn cảnh báo trái cây tươi theo yêu cầu của sản phẩm để lưu ý khi vận chuyển.
Khối lượng tối đa đến 30kg/bưu gửi
Đối với bưu gửi có kích thước cạnh dài nhất nhỏ hơn hoặc bằng 50cm: khối lượng tính cước bằng khối lượng thực tế bưu gửi.
Đối với bưu gửi tiêu chuẩn có kích thước cạnh dài nhất lớn hơn 50cm: thực hiện quy đổi khối lượng để xác định khối lượng tính cước
Trường hợp khối lượng quy đổi lớn hơn khối lượng thực tế thì khối lượng tính cước bằng khối lượng quy đổi
Trường hợp khối lượng quy đổi nhỏ hơn khối lượng thực tế thì khối lượng tính cước bằng khối lượng thực tế.
Công thức quy đổi khối lượng:
Khối lượng quy đổi(kg) = Dài (cm) x Rộng (cm) x Cao (cm)/ 6.000
Ghi chú: Đối với trường hợp hàng nhẹ có kích thước đặc thù sẽ xem xét tính cước theo khối lượng thực tế.
Đối với bưu gửi là hàng cồng kềnh: Khối lượng tính cước bằng khối lượng thực tế và tối đa đến 30 kg/bưu gửi.