Gạo Séng Cù Túi 5kg
165.000đ
180.000đ
Giảm 8%Công ty TNHH MTV Đặc sản Tây Bắc Việt Nam (TABAVINA)
Đang được quan tâm
I. Nguồn gốc
Nguồn gốc của gạo Séng Cù Lào Cai gạo Séng Cù trở nên đặc biệt thơm ngon khi trồng tại xã Mường Vi (huyện Bát Xát) và xã Tung Trung Phố, xã Mường Khương (huyện Mường Khương). Những địa điểm này có điều kiện tự nhiên như đất phù sa cổ và đất feralit, độ cao từ 500 – 1.400 m, nhiệt độ thấp trung bình 16 – 18 C và biên độ ngày đêm lớn, ngày nắng đêm có sương mù. Lúa Séng Cù được tưới bằng nguồn nước trong các khe núi không ô nhiễm, không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật như các giống lúa thông thường khác. Có thông tin cho rằng lúa Séng Cù chỉ đạt chất lượng khi được trồng ở vùng đất tích tụ ở độ cao từ 300 m trở lên và được tưới bằng nước lạnh chảy ra từ khe núi.
II. Đặc tính nông sinh học
Séng Cù có đặc điểm là thời gian sinh trưởng từ 100 – 115 ngày, cao cây, cứng rạ, chống chịu hạn tốt, hạt bóng, dài và trong. Gạo Séng Cù thơm ngon, dẻo, hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin, trong đó vitamin B1 cao gấp 4 lần các gạo thông thường khác, tỷ lệ mối mọt và côn trùng thấp.
Lúa Séng Cù được gieo trồng 2 vụ trong năm, nhưng chủ yếu vào vụ mùa từ tháng 7 tới tháng 10, khi có gió heo may thì thu hoạch. Vụ chiêm xuân thời điểm cấy bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, thu hoạch vào khoảng tháng 5, 6. Năng suất bình quân vụ chiêm 50 tạ/ha, vụ mùa 40 tạ/ha.
Viện Di truyền Nông nghiệp đã phối hợp với địa phương phục tráng giống lúa Séng Cù và chuyển giao cho Trung tâm Giống của tỉnh Lào Cai để nhân giống cung cấp cho sản xuất. Trong quá trình phục tráng giống Séng Cù, Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đã chọn lọc ra một dòng có triển vọng đang được giới thiệu và trồng thử nghiệm tại Đắc Lắc.
III. Quy trình sản xuất giống lúa Séng Cù cấp xác nhận
1.Thời vụ
Đối với vùng thấp: Có thể gieo cấy 2 vụ/năm : Vụ Xuân gieo mạ 5-15/2; vụ Mùa gieo mạ từ 20/6-10/7.
Đối với vùng cao: gieo trên chân đất 1 vụ: 20/-10/5.
2. Đất và làm đất
2.1. Ruộng mạ
Chọn loại đất thịt nhẹ, độ phì khá, được làm nhuyễn, lên luống rộng 1,2-1,4m, có rãnh rộng 25- 30cm, mặt luống phẳng và không đọng nước.
2.2. Ruộng sản xuất
Yêu cầu ruộng sản xuất (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1776:2004)
Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại và sâu bệnh, không có lúa vụ trước mọc lại, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Cách ly: Ruộng giống phải được cách ly với các ruộng lúa xung quanh tối thiểu 3m, ruộng giống phải trỗ trước hoặc sau các ruộng khác ít nhất 15 ngày.
Phải cầy bừa đất kỹ sạch cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác. Đặc biệt chú ý xử lý rơm rạ, cỏ rác làm đất sớm để tính hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn sau cấy.
3. Kỹ thuật làm mạ
3.1. Ngâm ủ hạt giống
Hạt giống phải được đãi và ngâm trong nước sạch và ấm đến khi no nước, sau đó rửa thật sạch (nắm trong tay nước không còn nhờn, ngửi không còn chua), để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 28-350C. Trong quá trình ủ cần thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp. Khi hạt nẩy mầm đạt yêu cầu thì đem gieo.
3.2. Kỹ thuật gieo mạ
Gieo 30-50g mộng trên 1m2, gieo đều.. Nếu nhiệt độ không khí dưới 150C cần che phủ bằng nylon để chống rét cho mạ. Thường xuyên giữ nước để ruộng mạ liền bùn.
3.3. Phân bón
Lượng phân bón cho 1sào mạ:
– Bón lót: 300 kg P/chuồng + 15-20kg NPK cho một sào ruộng mạ.
– Bón Thúc lần 1 khi mạ đạt 2,5 lá : 2 kg Đạm +1 kg Kali
– Bón thúc lần 2 khi mạ được 4,0 lá : 2 kg Đạm +1 kg Kali.
3.4. Chăm sóc mạ
3.4.1.Quản lí nước
Sau khi gieo đến 1,1 lá giữ mặt luống khô, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường xuyên ở rãnh.
Khi mạ 2,1 lá tưới một lớp nước mỏng, sau đó tháo và tưới xen kẽ. Khi mạ đạt 2.1 lá tiến hành giữ lớp nước khoảng 1 cm.
3.4.2.Phòng trừ sâu bệnh hại
Cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh: Như khô vằn, rầy, sâu đục thân sâu cuốn lá….trước khi cấy 3-5 ngày tiến hành phun phòng một số sâu bệnh hại chính.
3.5.Yêu cầu mạ khi cấy
Khi cấy mạ phải to, khoẻ, tỉ lệ mạ đẻ nhánh cao (trên 75%), rễ dài và trắng, lá xanh, sạch sâu bệnh.
4.Kỹ thuật canh tác ruộng cấy
4.1. Mật độ và khoảng cách gieo trồng
Tuổi mạ: khi cấy tuổi mạ đạt 5,0-6,0 lá.
Kỹ thuật cấy: Cấy 1 dảnh (không tính ngạnh trê), nông tay, thẳng hàng, theo băng. Mật độ : 40-45 cây/m2.
4.2. Phân bón
Lượng phân bón cho 8-10 tấn phân hữu cơ hoai mục, 200-240kg đạm ure, 450 – 500kg lân supe và 170 -200kg Kali.
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 40% Đạm urê + 30% kg Kali
+ Bón thúc lần 1 (Sau khi cấy 7 ngày) 40% Đạm urê + 40% kg Kali
+ Bón thúc lần 2 ( Bón đón đòng) : Bón 20% Đạm urê + 30% kg Kali
Tưới nước: Sau khi cấy giữ lớp nước 3 – 5cm cho lúa hồi xanh, sau đó thường xuyên giữ nước ở mức 2 – 3cm. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 5 – 7 ngày, sau đó tưới và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày rút kiệt nước.
4.3. Chăm sóc
4.3.1.Quản lí nước
Sau khi cấy xong giữ lớp nước nông (2-3 cm) cho lúa hồi xanh, tiếp theo sau cấy 5-7 ngày giữ nước khoảng 2-3 cm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhanh tốt.
Sau cấy 15-20 ngày yêu cầu phơi ruộng 7-8 ngày phơi ruộng nẻ chân chim 7-8 ngày. Sau đó cho nước vào và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 ngày rút nước phơi ruộng.
4.3.2.Khử lẫn, kiểm soát cỏ dại
Cần khử lẫn tập trung vào 3 đợt chính: trước và sau trỗ, trước khi thu hoạch. Nhổ bỏ tất cả những cây khác dạng, khác màu sắc, khác thời gian sinh trưởng của giống trước khi thu hoạch.
Sản xuất hạt chất lượng cao cũng đòi hỏi kiểm soát cỏ dại trên ruộng giống ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Cỏ dại không chỉ làm giảm năng suất hạt mà còn là nguồn nhiễm tạp khi thu hoạch. Loại bỏ cỏ khi làm đất, giai đoạn mạ, khi cây đẻ nhánh và trước thu hoạch, chú ý loại bỏ hoàn toàn cỏ lồng vực.
5.Phòng trừ sâu bệnh
Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh chính trong từng giai đoạn như bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn và bạc lá, đồng thời tích cực trừ chuột.
Cần phun phòng bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh nghẹt rễ, sâu cuốn lá, ruồi đục nõn, trong thời kỳ lúa đẻ nhánh làm đòng bằng các thuốc như Viđa, Validacin, TS96, Regant….
Trong thời kỳ lúa đứng cái, làm đòng. Chủ động phun các loại thuốc phòng trừ bệnh bạc, khô vằn, sâu đục thân, rầy như, Xanthomix, Gà nòi, Vi da…cho cả dòng bố và dòng mẹ.
Trước khi lúa trỗ 4-5 ngày, cần phun phòng các loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, rầy….. Trong thời gian gạt phấn không nên sử dụng thuốc BVTV.
6.Thu hoạch và bảo quản
Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo năng suất và chất lượng lúa giống là cực kỳ quan trọng. Hạt chín hoàn toàn, dễ thu hoạch, dễ làm sạch và tỷ lệ hao hụt thấp. Độ ẩm của hạt là chỉ tiêu tốt để xác định thời gian thu hoạch tối ưu. Thu hoạch bằng tay tránh làm tổn thương hạt và giảm thiểu khả năng làm lẫn cơ giới.
Phơi hạt trên nền gạch hay nền xi măng thích hợp để giảm độ ẩm và tăng khả năng bảo quản. Thông thường hạt phải phơi khô nhanh đến ẩm độ an toàn để duy trì khả năng sống v
Đánh giá và nhận xét của Gạo Séng Cù Túi 5kg
0 đánh giá