OCOP - Măng khô nứa tép Mai Lạp 200g
80.000đ
100.000đ
Giảm 20%Đang được quan tâm
Sản phẩm măng khô được người dân xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới sản xuất theo mùa vụ, từ tháng 6 đến hết tháng 9 dương lịch hằng năm. Sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và đã có mặt tại thị trường các tỉnh, thành trong cả nước.
Măng tươi sau khi luộc được khía nhỏ rồi xếp trên những tấm phên đem phơi nắng |
Làm măng khô được coi là “nghề truyền thống” của bà con xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới. Đây là công việc được bà con nơi đây duy trì đã nhiều năm nay, đem lại nguồn thu nhập khá, góp phần giảm nghèo tại địa phương.
Bắt đầu từ cuối tháng 5 - đầu tháng 6 hằng năm, khi cây nứa lên măng, các hộ gia đình có đồi, rừng nứa đều tất bật lên rừng khai thác măng về tự làm măng khô, hoặc bán cho các hộ khác làm măng khô. Vụ làm măng khô sẽ kết thúc vào đầu tháng 10 hằng năm. Măng nứa để làm măng khô chủ yếu là măng nứa tép.
Để có được sản phẩm măng khô, măng nứa tươi sau khi khai thác từ rừng hoặc thu mua về sẽ được các hộ dân rửa sạch, luộc, bổ ra, khía nhỏ rồi xếp trên những tấm phên đem phơi nắng. Mỗi mẻ măng nứa khô phải trải qua 3 ngày phơi nắng. Sau khi phơi khô, măng sẽ được bảo quản trong túi bóng kín tránh ẩm, mốc.
Măng nứa tép của HTX Mai Lạp đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao |
Theo bác Hà Thị Tuất ở thôn Bản Pá, nghề làm măng nứa khô tại xã Mai Lạp đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, trước đây chỉ có một số hộ làm nhỏ lẻ và bán ở chợ phiên, măng nứa khô chủ yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán; các gia đình nấu cỗ. Hiện nay, măng nứa khô Mai Lạp được thị trường ưa chuộng, việc giao thương cũng thuận lợi hơn nên nhiều hộ ở Mai Lạp làm măng khô với số lượng đầu tạ.
Có thâm niên làm măng nứa khô hàng chục năm nay, chị Trần Thị Liên ở thôn Khau Ràng cho biết, hầu như nhà nào trong thôn cũng làm măng nứa khô; riêng gia đình chị mỗi năm làm được khoảng 3 - 4 tạ măng nứa khô, xuất bán sang thị trường các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và cả trong Miền Nam. Từ cuối tháng 5 - đầu tháng 6 hằng năm, các hộ trong thôn bắt đầu lên rừng của gia đình khai thác măng nứa để làm măng khô. Do tự khai thác rừng của gia đình không đủ nguyên liệu nên chị Liên phải mua măng tươi của các hộ dân xung quanh, thậm chí vào tận xã Yên Mỹ (huyện Chợ Đồn) để thu mua măng tươi.
Là một trong các hộ dân làm măng nứa khô với sản lượng lớn nhất tại Mai Lạp, mỗi năm, gia đình chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Bản Pá làm và xuất bán ra thị trường khoảng 1 tấn măng nứa khô, chủ yếu là măng nứa tép. Chị Hằng cho biết, cũng như các hộ dân trong thôn, gia đình chị làm măng nứa khô rất lâu rồi nhưng chỉ làm nhỏ lẻ. Những năm gần đây, khi măng nứa khô Mai Lạp được thị trường biết đến, tiêu thụ dễ, gia đình chị và một số hộ dân cùng làm măng khô đã hợp tác với nhau thành lập Hợp tác xã măng khô Mai Lạp vào năm 2019, cùng nhau xây dựng thương hiệu sản phẩm để đưa măng khô Mai Lạp “vươn xa” với tên gọi “Măng nứa tép”.
Cũng theo chia sẻ của chị Hằng, khi tham gia hợp tác xã, được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tiếp cận được nhiều thị trường lớn, gia đình chị đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Vào vụ sản xuất, mỗi ngày, gia đình chị thu mua khoảng 3 - 4 tạ măng tươi và cần 4 - 5 nhân công để thực hiện các công đoạn luộc, khía măng và phơi. Do làm với số lượng lớn nên gia đình chị đã xây 3 lò sấy để phòng những ngày không có nắng hoặc trời mưa.
Với ưu điểm là loại măng nhỏ được sản xuất thủ công không có chất bảo quản, chất cấm trong thực phẩm nên sau khi phơi, sấy khô và chế biến, măng nứa khô của người dân Mai Lạp vẫn giữ được độ vàng cũng như mùi thơm tự nhiên của măng. Cũng chính vì vậy, măng khô nứa tép thương hiệu Mai Lạp đã trở thành mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng và giữ được giá trị trên thị trường nông sản. Từ năm 2019, sản phẩm Măng nứa tép của HTX Mai Lạp đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh và chứng nhận lại năm 2022./.
Đánh giá và nhận xét của OCOP - Măng khô nứa tép Mai Lạp 200g
0 đánh giá